Sản Xuất Thiết Kế Gian Bếp Công Nghiệp

Nhà sản xuất và cung ứng thiết bị bếp công nghiệp hàng đầu Việt Nam

Các sản phẩm bếp công nghiệp chất lượng cao - giá tốt

Thiết kế gian bếp công nghiệp tiêu chuẩn khoa học

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp

Vấn đề an toàn thực phẩm là những vấn đề luôn được thực khách quan tâm. Phần lớn nhà hàng không chỉ trong mà ở cả nước ngoài thì vấn đề kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện rất nghiêm ngặt. Vậy để nhà hàng được đánh giá nhà hàng chất lượng, bạn nên biết biết những tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng từ yêu cầu thiết bị bếp đến vệ sinh phòng bếp.

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng

1. Tiêu chuẩn về vấn đề bảo quản thực phẩm.

Việc giữ thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh là chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng tới thực khách khi ghé qua nhà hàng. Vậy để bảo quản thì phải làm gì và cần sử dụng thiết bị gì? Dưới đây là những lời khuyên quan trọng để đảm bảo thức ăn của bạn được nấu chín và duy trì ở nhiệt độ thích hợp:

Quy định về thiết kế bếp ăn tập thể

Nhiệt độ bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến và qua chế biến

Xào nấu rau: Nhiệt độ từ 60 độ C trở lên.

Trứng và thịt nướng: Nhiệt độ từ 65 độ C trở lên.

Thịt bò và cá: Nhiệt độ từ 70 độ C trở lên.

Gà: Nhiệt độ từ 75 độ C trở lên.

Nếu bạn nấu những món ăn có nhiều loại thịt thì nên chọn bắt đầu nấu với nhiệt độ từ 75 độ C trở lên.

Với những món ăn được chế biến sẵn và chờ phục vụ các bạn nên có tiêu chuẩn nhiệt độ cho chúng, ví dụ như những món hầm thì nên giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C trở lên. Với thịt, các món làm từ sữa, hoặc có nhiều tinh bột thì nhiệt độ tủ lạnh nên duy trì từ 2 độ C đến 3 độ C, đừng nên thấp hơn 0 độ C.

Thiết bị cần cho khu kho, khu bảo quản nhà hàng

Tủ giữ nóng

Tủ sấy công nghiệp

Tủ mát

Tủ đông

Bàn lạnh

2. Cách sắp xếp, vệ sinh dụng cụ làm bếp nhà hàng.

 

Mô hình bếp đạt tiêu chuẩn bếp nhà hàng

Vệ sinh bếp thường xuyên bằng các chất khử trùng: nhất là nơi các tủ mát, tủ lạnh inox công nghiệp, bếp nướng tốt nhất là dùng các chất khử trùng chứa Clo.

Khi nấu tốt nhất đừng nên nêm nếm thức ăn bằng một dụng cụ rồi lại bỏ chúng ngược trở lại. Nên sử dụng các dụng cụ bếp, như dao, thớt khác nhau khi chế biến các loại thịt khác nhau. Đặc biệt tránh làm chung dụng cụ với thực phẩm tươi và chín. Sử dụng các loại đĩa đựng thức ăn khác nhau cho sản phẩm chín và sống. Ví dụ, khi sơ chế rau củ quả tươi chúng được để trên 1 đĩa, và khi nấu chín ta phải lấy 1 đĩa khác để phục vụ thức ăn chín.

Khu nấu và khu rửa nên tách biệt 

Vệ sinh

Hãy luôn để ý tới các vật dụng trong khu bếp của bạn, đó là điều quan trọng để bạn biết khi nào cần vệ sinh chúng hoặc thay mới cho phù hợp.

Đối với các bàn trung gian, bàn sơ chế trước khi bạn sử dụng nên vệ sinh mặt bàn bằng các loại chất diệt khuẩn. Để khô trước khi sử dụng khoảng 15 phút.

Rửa các dụng cụ như thớt, chén dĩa, dao, mặt bàn bằng nước nóng hoặc khử trùng khi xử lý mỗi loại thực phẩm khác nhau. Để dễ dàng cho việc vệ sinh các bạn không nên sử dụng thớt gỗ để chế biến thịt. Và nhớ khi vệ sinh tủ lạnh, kho ngoài việc bạn quan tâm bên trong thì cũng nhớ lau sạch bề mặt ngoài.

Thường xuyên thay và làm sạch các loại khăn lau có trong khu bếp, các loại khăn này các bạn có thể vệ sinh bằng cách cho vào máy rửa chén hoặc máy rửa ly vì chúng được xử lý bằng nước nóng.

Khu vực nấu nên thiết kế các mương thoát nước dưới sàn, chúng sẽ làm nhà bếp sạch hơn. Vệ sinh khu nấu không chỉ vệ sinh mặt bếp và các vật dụng liên quan mà nên chú ý tới đằng sau bếp, nhất là các lò nướng để đảm bảo việc ngăn chặn vi khuẩn tồn tại.

Không sử dụng các chai lọ đã nứt hay có các lổ hổng để chứa thực phẩm vì khi đó vô tình chúng ta tạo ra môi trường tốt để vi khuẩn phát triển.

3. Tiêu chuẩn bếp nhà hàng đối với đầu bếp và nhân viên trong bếp.

Việc vệ sinh và an toàn thực phẩm trong thiết kế bếp nhà hàng không chỉ quan tâm đến các thiết bị, sơ đồ tổ chức mà còn quan tâm đến con người trong khu bếp, có chắc chắn rằng bạn không phải là nguyên nhân lây nhiễm các loại vi khuẩn vào thức ăn, dưới đây là một số cách thực hiện khi bạn hoạt động trong một khu bếp:

Rửa tay thật kỹ trước khi chế biến thực phẩm, thị trường có các loại nước rửa tay chuyên dụng chúng ta nên sử dụng chúng.

Tốt nhất bạn nên sử dụng găng tay nếu trên tay bạn có một vết trầy. Nếu bạn có một mái tóc dài thì nên dùng mũ che chúng lại tránh việc chạm vào thực phẩm.

Khi bị bệnh thì đầu bếp không nên tiếp tục công việc của mình, vì khi đó khả năng bạn lây mầm bệnh đó cho người khác và thực phẩm sẽ phục vụ cho nhiều người hơn nữa.

Hy vọng với những chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng vừa rồi của Himalaya sẽ có ích trong việc xây dựng hình ảnh nhà hàng với thực khách. Nếu bạn băn khoăn khi thiết kế khu nào thì liên hệ Hotline: 0912.546.936 để tư vấn thiết kế gian bếp nhà hàng miễn phí đạt tiêu chuẩn ISO 9000 đạt chất lượng cao hoặc xem thêm nhiều thiết bị dành riêng cho khu bếp tại: http://inoxhimalaya.com.vn/

Tags :