Thiết kế bếp cho nhà hàng khách sạn
Thiết kế bếp cho nhà hàng khoa học để nâng cao hoạt động nhà hàng là điều vô cùng quan trọng không chỉ tạo không gian thông thoáng, làm việc cho nhân viên nhà bếp mà còn tạo ấn tượng khi thực khách tới ăn ở nhà hàng.
Và nguyên tắc quan trọng mà chủ nhà hàng đặc biệt lưu ý đó chính là việc thiết kế khu bếp theo quy trình bếp 1 chiều vừa đảm bảo 1 chiều lưu thông thực phẩm, tránh sự va chạm giữa các khâu trong nấu nướng vừa tiết kiệm tối đa thời gian.
⇒ Đừng bỏ lỡ cơ hội: Thiết kế bếp công nghiệp miễn phí cho khách hàng của Himalaya
1. Quy trình thiết kế bếp cho nhà hàng
– Khi lượng thực phẩm được nhập khẩu về sẽ được cho vào kho trữ vào các thiết bị lạnh (tủ đông, tủ mát công nghiệp) để bảo quản.
– Trước khi nấu nướng thức phẩm sẽ được lấy ra sơ chế.
– Sau khi quá trình sơ chế xong thực phẩm sẽ được trữ vào cách bàn lạnh ở khu nấu để chuẩn bị nấu hoặc lưu trữ ở khu lạnh khu bếp.
– Nếu nhà hàng có các món nguội như rau, saland,…thì sẽ chế biến ở khu bếp nguội.
– Thực phẩm nấu xong sẽ được di chuyển sang khu pick- up sẵn sàng bưng cho thực khách.
– Đồ ăn sau khi phục vụ cho thực khách sẽ được đưa vào khu rửa.
2. Vài điều lưu ý trong cách bố trí bếp nhà hàng
Thông thường thì diện tích nhà hàng sẽ dành khoảng 40 – 60% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho khu bếp nhà hàng và khu vực lân cận. Diện tích còn lại thuộc về khu kho..
Khu vực ăn uống
Đây là nơi thực khách thưởng thức món ăn của nhà hàng và đây cũng là tiêu chí mà thực khách đánh giá nhà hàng của bạn vậy nên bạn không được cắt giảm diện tích khi thiết kế phòng ăn.
Tìm những nhà hàng cùng phong cách mà bạn muốn hướng đến xem phản ứng của thực khách khi tới đó: Xem học có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế đó không? Không gian có thực sự thoải mài và khách hàng có phải di chuyển chỗ ngồi khi bắt đầu bữa ăn? Tổng hợp lại những điểm tích cực và điểm thiếu sót của nhà hàng đó.
Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và khá bình dân, bạn cần khoảng 1,4m2 – 1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
Khu vực chế biến
Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn.
Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian cho mỗi thành phần chế biến.
Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho gần vị trí của các đầu bếp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.
Với những chia sẻ vừa rồi của Inox Himalaya sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình thiết kế bếp cho nhà hàng. Nếu bạn còn lo lắng thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0912.546.936 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
1 bình luận về “Thiết kế bếp cho nhà hàng khách sạn”